Biệt thự và những quy định pháp luật về quản lý sử dụng biệt thự
Biệt thự (hay villa) là một khái niệm đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Mỗi khi nhìn thấy một căn nhà bề thế, to lớn hoặc những căn nhà có kiến trúc kiểu cổ (theo cách gọi nôm na, đơn giản) là ngay lập tức chúng ta sẽ nghĩ ngay tới đây là những ngôi biệt thự đẹp.
Tuy nhiên, thực tế khái niệm về biệt thự lại không hề đơn giản như vậy. Trong Nghị định số 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở phải có riêng những điều khoản để quy định về biệt thự.
Trong bài viết hôm nay của chuyên mục thiết kế biệt thự,chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn các mẫu biệt thự đẹp và những quy dịnh Pháp luật về quản lý sử dụng biệt thự.
Phân loại biệt thự theo qui định của nhà nước
Cụ thể, các loại nhà biệt thự được phân loại thành các nhóm như sau:
– Biệt thự nhóm 1: Là biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do Hội đồng có thẩm quyền xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
– Biệt thự nhóm 2: Là biệt thự không thuộc quy định tại Điểm a Khoản này nhưng có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa do Hội đồng có thẩm quyền xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
– Biệt thự nhóm 3: Là những nhà biệt thự không thuộc biệt thự nhóm 1 và biệt thự nhóm 2.
Các nguyên tắc chung về quản lý, sử dụng, bảo trì và cải tạo biệt thự
Thứ nhất: Việc quản lý nhà biệt thự phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, pháp luật về nhà ở và quy định tại Thông tư này. Đối với những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì khi lập quy hoạch phải đưa các biệt thự nhóm 1, biệt thự nhóm 2 theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 38/2009/TT-BXD vào quy hoạch để quản lý; đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị mà có biệt thự nhóm 1, biệt thự nhóm 2 theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 38/2009/TT-BXD thì phải bổ sung các biệt thự đó vào quy hoạch để quản lý.
Thứ hai: Đối với những nhà ở không đảm bảo một trong các yêu cầu về tầng cao, mật độ xây dựng nhưng đảm bảo tất cả các yêu cầu còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư 38/2009/TT-BXD và nhà đó gắn với di tích lịch sử-văn hóa hoặc có giá trị về kiến trúc thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét đưa vào danh mục biệt thự nhóm 1 hoặc biệt thự nhóm 2 nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 38/2009/TT-BXD để quản lý theo quy định của Thông tư 38/2009/TT-BXD.
Thứ ba: Việc quản lý sử dụng nhà biệt thự phải đảm bảo các quy định cho từng nhóm biệt thự sau đây:
- Đối với biệt thự nhóm 1, phải giữ đúng kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng và quy hoạch của nhà biệt thự (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao); đối với biệt thự gắn liền với di tích lịch sử – văn hoá được xếp hạng thì việc quản lý sử dụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hoá;
- Đối với biệt thự thuộc nhóm 2, phải giữ đúng kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và quy hoạch của nhà biệt thự (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao).
Thứ tư: Đối với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước phải được quản lý theo đúng quy định về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Thứ năm: Đối với nhà biệt thự là nhà ở công vụ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý nhà ở công vụ.
Thứ sáu: Khuyến khích việc giãn dân tại những nhà biệt thự có nhiều hộ ở; khuyến khích việc sửa chữa, cải tạo đối với nhà biệt thự đã bị biến dạng để phục hồi lại nguyên trạng kiểu dáng kiến trúc.
Bài viết liên quan